Hiện tại một số đầu thu kỹ thuật số đã khóa và hạn chế nhiều kênh, nên có nhiều người hỏi Shop tư vấn để chọn mua Tivi box cho phù hợp.
Cũng một thời gian điên đảo với giá cả, hàng giá rẻ, chất lượng sản phẩm. AnhThuShop có tìm hiểu và tổng hợp từ các diễn đàn ra một số kinh nghiệm để chọn mua và sử dụng như sau:
* Bài dưới đây là tổng hợp kinh nghiệm chơi và bán Android TV box (viết tắt là AB) của bạn darkmin ở diễn đàn Tinh Tế, bài này dành cho những bạn còn chưa biết AB là gì hoặc chưa hiểu rõ về AB. Để đảm bảo tính chính xác của tư vấn, mình không offer hay gợi ý loại box nào cụ thể cho mọi người (do vậy mình đề nghị không comment tư vấn cụ thể loại box, tránh gây tranh cãi không cần thiết). Lựa chọn nhãn hiệu AB, nơi bán.. sẽ là do người dùng tự quyết định.
Android TV Box là gì?
- Android TV box là thiết bị dạng computer (có CPU, RAM, GPU, bộ nhớ lưu trữ ROM) giống như 1 chiếc điện thoại, tuy nhiên Android TV Box chạy hệ điều hành Android của Google đã chỉnh sửa cho phù hợp màn hình ngang của TV. Nôm na nó là cái điện thoại thông minh sử dụng TV làm màn hình hiển thị.
Do vậy Android TV Box (AB) có thể:
- Cài đặt phần mềm từ file Apk hoặc các chợ ứng dụng như Google Play, AppVN, 1market… để xem phim HD, nghe nhạc, xem clip, lướt web, chơi game v.v… online và offline.
- Có khả năng mạnh mẽ trong việc xử lý hình ảnh vì chip đồ họa thường thấp nhất cũng là dòng Mali 400 (4 nhân).
- Có khả năng kết nối internet qua wifi hoặc cồng Ethernet RJ45(cổng LAN).
- Có khả năng đọc hầu như tất cả các file đa phương tiện (nhạc, hình, video, lossless, iso…) còn đọc như thế nào thì tùy khả năng mỗi loại Box.
Android TV Box là gì?
- Android TV box là thiết bị dạng computer (có CPU, RAM, GPU, bộ nhớ lưu trữ ROM) giống như 1 chiếc điện thoại, tuy nhiên Android TV Box chạy hệ điều hành Android của Google đã chỉnh sửa cho phù hợp màn hình ngang của TV. Nôm na nó là cái điện thoại thông minh sử dụng TV làm màn hình hiển thị.
- Cài đặt phần mềm từ file Apk hoặc các chợ ứng dụng như Google Play, AppVN, 1market… để xem phim HD, nghe nhạc, xem clip, lướt web, chơi game v.v… online và offline.
- Có khả năng mạnh mẽ trong việc xử lý hình ảnh vì chip đồ họa thường thấp nhất cũng là dòng Mali 400 (4 nhân).
- Có khả năng kết nối internet qua wifi hoặc cồng Ethernet RJ45(cổng LAN).
- Có khả năng đọc hầu như tất cả các file đa phương tiện (nhạc, hình, video, lossless, iso…) còn đọc như thế nào thì tùy khả năng mỗi loại Box.
Tại sao lại phải chọn AB mà không mua hẳn Smart TV?
- AB là thiết bị gắn ngoài nên có thể di chuyển từ TV này sang TV khác
- AB thường có cấu hình cao hơn rất nhiều so với Smart TV
- AB xử lý nhiều định dạng file hơn là Smart TV
- AB có nhiều cổng kết nối ra hệ thống loa ngoài nên linh hoạt, chất lượng âm thanh, hình ảnh cao hơn.
- Giá chênh lệch giữa SmartTV và TV bình thường đủ mua 1 con AB cấu hình khủng nhất
- Kho ứng dụng mở, có thể cài bất kỳ phần mềm nào tùy thích. Còn SmartTV sử dụng kho ứng dụng đóng của hãng sản xuất, đa số phần mềm hay phải trả tiền cho hãng.
- Bạn có thể “lên đời” cho AB bằng cách thay con có cấu hình cao hơn mà không phải mua lại cả cái TV.
- AB hay Smart TV khi xuất xưởng cũng chỉ là cái "xác không", linh hồn (là các software) phải cài đặt vào thì mới có sức sống. Hãy tưởng tượng khi bị lỗi phần mềm, treo Firmware (như kiểu lỗi windows trên máy tính) phải xách cả cái TV đi thì quá cực khổ, mà cũng không có chỗ nào chịu cài ứng dụng cho cái TV của bạn đâu. Trong khi đem cái AB đi rất nhẹ nhàng và thoải mái, hầu như tất cả các nơi bán AB đều hỗ trợ khách cài phần mềm, xử lý firmware miễn phí trọn đời máy.
TV nào có thể sử dụng AB để thành TV thông minh?
Tất cả các dòng TV Led, LCD từ 32” trở lên đều hỗ trợ cổng HDMI, do vậy có thể dùng AB với toàn bộ chức năng của nó.
Các dòng TV CRT đời cũ thì cần mua AB có hỗ trợ cổng AV. Tuy nhiên hình ảnh hiển thị sẽ không đẹp như TV có HDMI vì output ảnh hình ra chỉ ở 480.
Có bao nhiêu loại AB trên thị trường?
Hiện tại có hàng cơ số các loại AB, có thể chia thành dòng sản phẩm:
- Loại AB bình thường: loại này bán ra chỉ cài sẵn hệ điều hành Android, phần mềm sử dụng xem phim, nghe nhạc, game v.v.. là do bên bán hàng cài vào hoặc người dùng tự cài. Tiêu biểu cho loại này ở VN đang thịnh hành: Himedia, Zidoo, Vinabox, Kiwibox… với nhiều cấu hình và mức giá khác nhau. Ưu điểm của loại này là cấu hình cao, giá hợp lý.
- Loại AB bán ra đã bao gồm gói nội dung: loại này là do 1 số nhà cung cấp dịch vụ mua AB loại thường về rồi tự thiết kế 1 gói nội dung rồi bán kèm. Tiêu biểu loại này ở VN là: VNPT smartbox, FPT Play box, Viettel xMio...Đặc điểm của loại này là nhà mạng cài sẵn nội dung và cam kết hỗ trợ nội dung miễn phí, thường giá sẽ đắt gấp rưỡi loại thường có cùng cấu hình.
Nên mua AB nào phù hợp với nhu cầu nhà bạn?
Hiện tại AB trên thị trường chia làm 2 loại cấu hình chính:
1. Cấu hình thông thường, giá rẻ: CPU lõi tứ, RAM 1Gb, GPU lõi tứ: giá khoảng 1tr/box
2. Cấu hình cao: CPU lõi tứ hoặc tám lõi, RAM 2Gb hoặc hơn, GPU 5 lõi hoặc 8 lõi: giá từ 1tr5/box trở lên.
Vậy nếu nhu cầu xem phim online, nghe nhạc, lướt web… hay còn gọi là nhu cầu cơ bản nhất thì chọn loại số 1 là ổn.
Nếu nhu cầu cao: vọc vạch nhiều, không sợ lỗi thời, có tiền… thì nên chọn loại thứ 2 là ổn.
- Đặc biệt nhu cầu muốn chơi game thì nên chọn cấu hình box có RAM 2GB trở lên, chip xử lý thuộc các dòng chip sau: Rockchip rk3368, Amlogic S812/S912, Hisilicon Hi3798C V200, Realtek RTD1295. Ưu tiên Amlogic S912 và Hi3798C V200
- Nếu nhu cầu chơi file offline để xử lý HD audio, chơi 3D, có dàn loa xịn...thì nên chọn box chạy chip Hisillicon Hi3798C V200 hoặc Realtek RTD1295.
Mạng nhà bạn như thế nào thì dùng AB được?
Khi xem phim HD online, nghe nhạc, lướt web, youtube HD … thì thường file đã được nén rất cao rồi nên tốc độ thực tế không yêu cầu cao. Với 1 gia đình thông thường chỉ dùng 1 AB thì chỉ cần tốc độ đăng ký gói cước >4Mbps (gói này ở VNPT giá 165k/tháng), nôm na nếu nhà bạn có mạng đăng ký từ 165k/tháng trở lên là ổn.
Lưu ý: với tốc độ mạng như vậy thì cần đảm bảo khoảng cách từ Wifi tới AB không quá 5m và không có vật cản. tốt nhất nên cắm dây mạng thì sẽ ổn định nhất với gói cước thấp tiền này.
Khi mạng nhà bạn có gói cước càng cao thì càng mở rộng khoảng cách giữa wifi với AB, tương đương với việc suy hao từ wifi tới AB vẫn đảm bảo xem phim HD không giựt.
Cần lưu ý gì khi chọn mua AB?
Lời khuyen chân thành với bạn là chỉ nên tham khảo trên internet về cấu hình, tính năng của AB. Việc quan trọng nhất vẫn là tới tận nơi để test. Không khuyến cáo mua tại những nơi không có TV cho bạn test vì như vậy rủi ro sẽ khá cao.
Khi search trên internet, ngoài các trang tiếng Việt, nên search sản phẩm bạn nhắm mua bằng tiếng Anh xem có nhiều người dùng trên thế giới không? Vd: gõ “tên sản phẩm + android TV box” mà ra toàn tiếng Việt, không có diễn đàn nước ngoài nào nhắc tới có nghĩa là chỉ có ở Việt Nam. Khuyến cáo nên dùng sản phẩm popular trên thế giới vì tiêu chuẩn chung của các nước trên thế giới thường cao hơn tiêu chuẩn Việt Nam. (Xem thêm chi tiết ở phần cuối bài viết để phân biệt xuất xứ).
Lưu ý đặc biệt về cổng kết nối:
- Nếu nhà bạn có loa 2.0 hoặc loa vi tính thì nên mua loại có hỗ trợ cổng loa AV hoặc jack 3.5.
- Nếu nhà bạn có dàn âm thanh cao cấp hỗ trợ cổng optical thì nên lưu ý mua AB có optical supported.
- Số lượng cổng USB sẽ từ 2-4 cổng tùy box, bạn cũng nên lưu ý xem có đáp ứng như cầu của mình không? Vd: cắm webcam, chuột không dây, ổ cứng v.v… Đặc biệt có nhiều dòng hỗ trợ cổng USB 3.0 giúp đọc và ghi dữ liệu nhanh hơn.
Khi đi mua, bạn nên nói người bán hàng test cho bạn theo những gợi ý sau:
1. Đọc file từ ổ cứng ngoài (phim, nhạc) để bạn cảm nhận màu sắc, âm thanh)
2. Xem phim HD từ phần mềm stream online
3. Kết nối AB với điện thoại thông minh của bạn.
4. Chính tay bạn bấm qua lại giữa các phần mềm để xem phản ứng có mượt mà không. Nên chạy 10-20 phần mềm khác nhau để xem có lag, giật không. Vì cấu hình giống nhau những phản ứng của mỗi box lại khác nhau, có con giật, có con mượt, tùy vào thương hiệu.
5. nếu bạn là người rành hay xem phim từ ổ cứng, thì nên đem theo ổ cứng có file iso >30Gb để test xem sản phẩm mà bạn định mua có đáp ứng nhu cầu không? Không thì đổi qua dòng khác.
6. Nếu chơi game thì test game Asphalt 8 (nên chơi ít nhất 15p để cảm nhận, nếu có giật lag thì phải đổi dòng cao hơn), đặc biệt cài game giả lập PSP chơi PES 2015 test ở chế độ render x4, chú ý lúc cầu thủ tụ tập ở vòng cấm địa vì lúc này đồ họa cần render là cao nhất.
Phụ kiện dùng cho Andorid TV Box?
1. Webcam của hãng Logitech đa số tương thích với các dòng AB phổ biến. Tuy nhiên để chắc chắn nhất, bạn nên tìm hiểu kỹ với người bán hàng để chắc chắn là dòng AB bạn định mua có hỗ trợ webcam.
2. Chuột không dây, có dây, bàn phím không dây-có dây… đều tự nhận trên AB. Do vậy bạn có thể yên tâm dùng chung chúng với máy tính nhà bạn để tiết kiệm chi phí.
3. Nếu bạn muốn chơi game, nên tìm hiểu các gamepad không dây có hỗ trợ game bạn hay chơi không? có tương thích với box bạn muốn mua hay không?
4. Nói chuyện qua Skype, Viber thì bạn cần 1 trong 2 loại:
a. Webcam có microphone
b. hoặc chuột bay không dây có hỗ trợ microphone.
Xuất xứ và cách phân biệt các loại box:
Trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp thì các khái niệm OEM, ODM, OBM rất phổ biến. Tuy nhiên khi đi vào tiêu dùng thì do nhiều lý do khác nhau nên người bán, người mua bị nhầm lẫn khá nhiều gây hiểu nhầm, hiểu chệch đi với thông lệ quốc tế. Mình biết có rất nhiều bác đã từng nghe nhắc tới OEM, ODM nhưng lại không biết đó là gì? Tại sao nhiều người khi nhắc đến hàng OEM thì cứ mặc định đó là hàng kém chất lượng? Mình có tìm hiểu vấn đề này từ trên mạng, của người trong ngành sản xuất điện thoại và có một số tóm tắt theo thông lệ quốc tế như sau:
Sản xuất công nghệ thông tin, điện tử sẽ có 3 khái niệm chính: OEM (Original Equipment Manufacturer/Manufacturing), ODM (Original Design Manufacturer/Manufacturing) và OBM (Original Brand Manufacturer/Manufacturing). Cụ thể như sau:
1. OBM: Là khái niệm chỉ các nhà sản xuất (gọi là nhà máy cho dễ) tự thiết kế và sản xuất ra sản phẩm rồi bán sản phẩm đó cho công ty phân phối (người bán) và sản phẩm đó được đóng dấu, nhãn hiệu của người bán để nâng cao giá trị sản phẩm. VẬY NÔM NA LÀ ÔNG NÀO LẤY SẢN PHẨM CÓ SẴN Ở TQ RỒI DÁN MÁC MÌNH LÊN THÌ GỌI LÀ OBM.
Vd: Android Box Skybox M8, iTV1600, điện thoại FPT, Viettel, HKphone v.v..
2. ODM: khi công ty nào đó có ý tưởng nhưng không biết làm thế nào để thực hiện thì sẽ nhờ công ty ODM chỉnh sửa, thiết kế theo ý của mình dựa trên 1 sản phẩm có sẵn (hoặc không có sẵn) nào đó. Sau đó bên ODM sẽ giúp luôn sản xuất (hoặc chỉ dừng ở bước thiết kế). Cái này cực kỳ phổ biến ở Việt Nam, các công ty điện thoại, Android Box đa số theo cách này. Cách này sẽ giúp khắc phục nhược điểm của sản phẩm nào đó, rồi công ty phân phối chịu trách nhiệm với người dùng (dù chất lượng bên trong chưa chắc đã tốt hơn những sản phẩm khác). VẬY ÔNG NÀO ĐẶT HÀNG NHÀ MÁY SẢN XUẤT, THIẾT KẾ THEO Ý CỦA MÌNH THÌ GỌI LÀ ODM.
Vd: mình nghe thông tin người trong ngành nhận định Bphone là ODM, còn AB thì có nhiều lắm: Kiwibox, dangcapbox, vinabox.. Những box theo hình thức này có ưu điểm giá rẻ nhưng chất lượng khá tốt vì đơn vị kinh doanh đứng ra xác nhận và chịu trách nhiệm với người dùng.
3. OEM: đây mới là hình thức dễ hiểu nhầm nhất. OEM có 2 khái niệm:
* Khái niệm 1: OEM chỉ các nhà sản xuất linh kiện hoặc 1 phần thiết bị, sau đó linh kiện đó được đưa vào sản xuất đại trà trong 1 sản phẩm khác (vd: Windows của Microsoft được OEM trên các sp PC của Dell, HP, Acer...).
* Khái niệm 2: OEM chỉ các thiết bị được sản xuất từ bản thiết kế của bên đặt hàng. Vd Apple làm nghiên cứu và phát triển iPhone/iPad, sau đó đặt Foxconn sản xuất OEM.
Vậy theo đó thì OEM là hình thức phổ biến nhất và đảm bảo chất lượng, tuy nhiên vấn đề nằm ở bản thiết kế.
Trong AB, có 2 nguồn thiết kế:
- Nguồn công ty: như Himedia, Minix, zidoo.. tự thiết kế ra sản phẩm theo ý mình (bao gồm cả FW) nên chất lượng sẽ bảo đảm. Còn sx có thể sẽ thuê OEM hoặc tự sx với các linh kiện OEM từ các hãng SoC.
- Nguồn thiết kế tham chiếu gốc: Mỗi dòng SoC (socket on the chip, linh hồn của điện thoại và Android box) sẽ ra đời kèm Design Pattern Reference của hãng. Vd: M8 là DPR của SoC S802, M8S của S812, Mxq của S805.. Sau đó các công ty/nhà máy (lớn nhỏ khác nhau) sẽ dựa vào đó sản xuất rồi bán ra thị trường. Lúc đó tùy nhà máy sẽ bớt đi, tinh giảm, hoặc thay thế linh kiện rẻ tiền để hạ giá sản phẩm
=> Sản phẩm gọi là "chính hãng" ở Việt Nam có nghĩa là những sản phẩm được OEM/ODM với thiết kế của riêng mình, có thiết kế cả phần cứng lẫn FW và có hậu mãi, chăm sóc FW lâu dài.
=> "Hàng chợ, hàng cỏ" có nghĩa là hàng OEM/ODM sản xuất từ mẫu tham chiếu nên không có FW duy trì, ko có ai chịu trách nhiệm phần cứng bên trong.
Vậy hàng OEM sẽ tốt nếu là hàng công ty và sẽ kém chất lượng nếu là trên thiết kế tham chiếu gốc.
Khách hàng nên hiểu rõ về vấn đề này để hiểu vì sao giá thành lại khác nhau giữa các sản phẩm AB.
Đó cùng là lý do vì sao Mxq, M8, M8s loạn giá.
Đánh giá sản phẩm: 4.6/5 dựa vào 87 đánh giá từ cộng đồng Google.
Liên hệ mua hàng - Hotline: 0979.07.36.68
Hoặc đặt mua Online Tại đây